Tư vấn - Giải pháp

KPI – Key Performance Indicator

Các chỉ số đo lường hiệu suất

David Parmenter

7 đặc điểm của chỉ số hiệu suất cốt yếu


Từ những phân tích tổng quát và các cuộc thảo luận với hơn 1500 người tham gia và các chương trình hội thảo về các chỉ số hệ suất cốt yếu của tôi, bao gồm phần lớn các loại hình doanh nghiệp và tổ chức trong các khu vực tư cũng như công, có thể thấy rằng chỉ số hệ suất cốt yếu có 7 đặc điểm sau:

  1. Là các chỉ số đánh giá phi tài chính (không biểu thị bằng các đơn vị tiền tệ như đô-la, yên, bảng Anh, euro, v.v…).
  2. Được đánh giá thường xuyên (ví dụ : hàng ngày hoặc 24/7).
  3. Chịu tác động bởi giám đốc điều hành và đội ngũ quản trị cấp cao.
  4. Đòi hỏi nhân viên phải hiểu chỉ số và có hành động điều chỉnh.
  5. Gắn trách nhiệm cho từng cá nhân hoặc từng nhóm.
  6. Có tác động đáng kể (ví dụ : ành hưởng đến hầu hết các yếu tố thành công then chốt [ CSF – Critical Success Factor] và không chỉ ảnh hưởng đến một chỉ tiêu của thẻ cân bằng điểm).
  7. Có tác động tích cực (ví dụ : ảnh hưởng đến tất cả các chỉ số đo lường hiệu suất khác theo hướng tích cực).

Khi đặt ký hiệu đô-la ($) bên cạnh một chỉ số đo lường tức là bạn đã biến nó thành một chỉ số kết quả (chẳng hạn như doanh số bán hàng hằng ngày là kết quả của hoạt động nhằn tạo ra hiệu quả bán hàng). Nhưng chỉ số hiệu suất cốt yếu là chỉ số đo lường những vấn đề sâu xa hơn. Nó có thể là số lượt thăm viếng, tiếp xúc với những khách hàng chủ chốt, những người mang lại phần lớn lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của bạn.

Các chỉ số hệ suất cốt yếu phải được theo dõi 24/7, đối với một vài chỉ số, việc theo dõi có thể diễn ra định kỳ hàng tuần. Chỉ số theo dõi hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm không phải là chỉ số hiệu suất cốt yếu vì nó không phải là cốt yếu đối với hoạt động kinh doanh của bạn nếu theo dõi chỉ số theo kiểu “sự đã rồi”. Do đó, chỉ số hiệu suất cốt yếu là các chỉ số hiện tại hoặc tương lai _ đối lập với các chỉ số quá khứ (ví dụ : số lần tiếp xúc dự kiến trong tháng tới với các khách hàng chủ chốt hoặc danh sách khách hàng chủ chốt trong ngày của lần tiếp xúc sắp tới). Nhìn vào hấu hết các chỉ số đánh giá của một tổ chức hay doanh nghiệp, có thể thấy chúng đa phần là các chỉ số đo lường những gì đã diễn ra trong tháng trước hoặc quý trước. Các chỉ số này không phải và cũng không thể, là các chỉ số hiệu suất cốt yếu.

Tất cả các chỉ số hiệu suất cốt yếu hiệu quả đều tạo ra được sự khác biệt, thu hút được sự chú ý của giám đốc điều hành với những cuộc gọi hằng ngày tới các nhân viên có liên quan. Việc nói chuyện với các giám đốc điều hành về những hạn chế trong công việc là điều mà các nhân viên chẳng muốn lặp lại chút nào.

Trong một tổ chức, chỉ số hiệu suất cốt yếu có thể gắn với từng cá nhân riêng lẻ. Điều này có nghĩa là (dựa vào chỉ số hiệu suất cốt yếu), giám đốc điều hành có thể gọi bất kỳ một nhân viên nào đó đến và đặt câu hỏi “tại sao lại như vậy”. Lợi nhuận thu được từ số vốn đã sử dụng không phải là chỉ số hiệu suất cốt yếu bởi nó không gắn với một nhà quản trị nào, mà là kết quả cùa nhiều hoạt động dưới sự chỉ đạo của nhiều nhà quản trị khác nhau.

Một chỉ số hiệu suất cốt yếu hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến hấu hết các yếu tố cơ bản quyết định thành công và không chỉ ảnh hưởng đến một chỉ tiêu của thẻ cân bằng điểm. Nói cách khác, khi giám đốc điều hành, ban quản trị và nhân viên tập trung vài chỉ số hiệu suất cốt yếu, cả tổ chức hoặc doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu đề ra trên mọi phương diện.

Một chỉ số hiệu suất cốt yếu hiệu quả cũng sẽ tạo nên hiệu ứng “dây chuyền”. Sự cải thiện trong chỉ số đo lường cốt yếu thuộc phạm vi yếu tố quyết định thành công đối với sự hài lòng của khách hàng sẽ tạo ra tác động tích cực đối với nhiều chỉ số dánh giá khác.

Theo TinhVanMedia
Bản dịch : Nguyễn Thị Kim Thương