Tư vấn - Giải pháp

ERP là gì?

Để hiểu ERP là gì? Nội trong bài viết này khó có thể mô tả hết được. Người viết tiếp cận theo hướng tóm lược các bước phát triển trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều hành doanh nghiệp trên thế giới. Từ đó, rút ra các tập quán tốt nhất để đưa việc ứng dụng ERP vào doanh nghiệp Việt Nam.



 Tự động hoá trước đây

     Tự động hoá các công việc bên trong các phòng ban.
    Vì thế, mỗi phòng ban chức năng có các hệ thống riêng của họ (Tài chính kế toán, Bán hàng, Sản xuất, Nhân sự, Mua hàng, ....).
        Chức năng của các công việc này chỉ dành cho các phòng ban cần chúng.
        Các hệ thống không đủ mạnh để cố gắng bao quát các công việc của các phòng ban chức năng.

    ⇒ Kết quả: Hầu hết liên lạc, trao đổi giữa các phòng ban chức năng là làm thủ công

 ERP là gì?

    Tích hợp tất cả các hệ thống lại với nhau, đặt cơ sở trên một CSDL duy nhất.
    Hỗ trợ hầu hết các thông tin cần thiết của doanh nghiệp.
    Là hệ thống hướng giao dịch (Transaction oriented systems - OLTP)
    Kế toán, tiền lương, xuất hoá đơn, tối ưu hoá hệ thống phân phối, tự động hoá thúc đẩy kinh doanh, dịch vụ khách hàng,...
    Chỉ ra cách thức tăng năng suất, giúp ra quyết định đúng đắn, kịp thời và chính xác giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Thay thế vô số các hệ thống rời rạc trong tổ chức.




   


⇒ Một hệ thống tích hợp duy nhất.

Tiến trình của ERP

     ♦ MRP (Material Requirements Planning) – Hoạch định yêu cầu nguyên vật liệu.

        Cần nguyên vật liệu gì?
        Khi nào cần và mua nó như thế nào?
        Quản lý ra làm sao?
        Tăng tối đa hiệu suất sử dụng tài sản.
    ♦ MRP của những năm 60
        Lập kế hoạch sản xuất tổng thể
        Hoạch định yêu cầu nguyên vật liệu.
        Hoạch định năng lực sản xuất yêu cầu.
    ♦ MRP II của thập kỷ 70.
        Hoạch định bán hàng & cách thức vận hành
        Mô phỏng
        Dự báo trước
    ♦ MRP của thập kỷ 90.
        bán hàng và phân phối
        quản lý nguyên vật liệu
        bảo trì trang thiết bị
        quản lý chất lượng
        tài chính kế toán
        tăng cường kiểm soát
        quản lý đầu tư
        quản lý nguồn nhân lực
      ♦  ...

Các phụ thuộc của ERP

    Hỗ trợ mạnh mẽ từ lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp.
    Tiếp cận quy trình
    Thay đổi các thủ tục kinh doanh (BPR)
    Thay đổi cấu trúc tổ chức, văn hoá, chiến lược.
    Thay đổi công nghệ

Tính chất của ERP

    khó cài đặt
    là một phần mềm rất lớn và phức tạp
    cung cấp thông tin về mọi phía của tổ chức
    giảm tối đa tồn kho, phế phẩm
    dễ dàng liên lạc với khách hàng, nhà cung cấp

Trước ERP

    Nhiều hệ thống, giao diện làm việc khác nhau, khó truy xuất thông tin về khách hàng, bán hàng, chi phí...
    Khó bảo trì, nâng cấp theo sự phát triển nhanh chóng của doanh nghiệp, nhiều CSDL, thông tin sai lệch giữa các hệ thống.
    Có thể phải mất hàng tuần hoặc hàng tháng mới có được thông tin về khách hàng, hoặc chờ thay đổi hệ thống theo yêu cầu ...

Sau khi triển khai ERP

    Các hệ thống tích hợp với nhau
    Giao diện làm việc nhất quán
     Một CSDL
    Truy cập vào hệ thống dữ liệu hiện thời, thời gian thực
    Tăng khả năng hoạch định
    Có khả năng làm việc trên môi trường đa quốc gia.

Ngữ cảnh VD: Xử lý đơn hàng

    Nhân viên bán hàng tạo một thư báo giá (quote) thiết bị máy tính cho khách hàng ở nước ngoài
    Hệ thống lập tức tạo cấu hình sản phẩm, giá, ngày giao hàng, phương thức giao hàng,...

Khách hàng sẽ chấp nhận báo giá qua mạng Internet

Hệ thống tự động:


    Lên lịch giao hàng
    Để dành sẵn vật tư
    Đặt hàng các bộ phận từ nhà cung cấp
    Lập kế hoạch lắp ráp (sản xuất)
    Kiểm tra giới hạn nợ (tín dụng) của khách hàng
    Cập nhật thông tin bán hàng & dự báo sản xuất
    Tạo yêu cầu NVL (MRP) & định mức (BOM)
    Cập nhật lương cho nhân viên bán hàng
        tiền hoa hồng
        tiền công tác
    Tính toán chi phí sản xuất & lãi
    Cập nhật thông tin nghiệp vụ kế toán tài chính

Triển khai ERP

    Trọng tâm vào quy trình nghiệp vụ, không phải kỹ thuật công nghệ
    Lập một TH kinh doanh
        Lợi ích dài hạn
            giảm tồn kho,
            tăng cường kiểm soát chi phí,
            tăng tính cạnh tranh,
            ...
        Phần mềm
        Phần cứng
        Con người (tốn nhiều chi phí nhất cho đến nay)
    Phần mềm
        Bản quyền phần mềm ERP, CSDL
        bảo trì hệ thống
        phí hỗ trợ
        các gói bổ sung thêm
    Phần cứng
        kiến trúc hạ tầng mới
        năng lực mạng
        hệ thống lưu trữ, lưu dự phòng
        nhiều máy chủ, thử nghiệm hệ thống
    Con Người:
        Con người – tham gia dự án triển khai
            bên trong (nhóm nòng cốt),
            tư vấn bên ngoài
        Các quản lý, giám đốc
            có thể sẽ cần cam kết thời gian dài hạn, nhiều năm
        Tiếp tục hỗ trợ từ các chuyên gia (senior execs)
        Quản lý thay đổi
            hầu hết nhân sự sẽ có ảnh hưởng
    Yêu cầu đào tạo
        Nhân sự phụ trách kỹ thuật
        Nhân sự phụ trách nghiệp vụ
        20-50% dự toán kinh phí dự án thuộc về đào tạo và phát triển kỹ năng
        Kết quả là cần ít con người hơn, nhưng cần nhiêu kỹ năng, hiểu rõ tổ chức
        4 tháng đến 5 + năm để triển khai thành công

Khảo sát CEO

    67% Tăng tính chính xác của thông tin, tính sẵn sàng thông tin cao
    61% Tăng khả năng ra quyết định
    51% Giảm chi phí/Tăng năng suất
    38% Nâng cấp kỹ thuật công nghệ
    31% Giải quyết được các sự cố chiến (vd. Y2K)
    24% Tăng lợi nhuận
    15% Chưa triển khai
    04% Ý kiến khác

Triển khai ERP thành công

Để triển khai ERP thành công, ngoài các yếu tố lựa chọn phần mềm, phần cứng, thủ tục quy trình kinh doanh, .... như đã nêu trên, mấu chốt của thành công bao gồm việc Doanh nghiệp phải quyết tâm theo đuổi đến cùng. Các cam kết sau sẽ cần được xem xét:

    Cam kết của người dùng chủ chốt (Key user)
        Đại diện từng vùng chức năng chính (Tài chính, Bán hàng, Sản xuất, ...)
        Dành 50 đến 75% cho dự án trong suốt quá trình triển khai dự án
        Trở thành người dùng thành thạo (“super user”) trên vùng chức năng đảm nhiệm
        Tham dự tất cả các thảo luận về quy trình, huấn luyện và thử nghiệm hệ thống (Piloting)
        Trợ giúp chuyển đổi dữ liệu và thử nghiệm
        Xây dựng các thủ tục và tài liệu đào tạo cho người dùng cuối
        Đào tạo người dùng cuối
    Cam kết của trưởng dự án
        Tham dự tất cả các buổi huấn luyện và hội thảo về quy trình
        Phối hợp các hoạt động và lịch trình của nhóm đề án nội bộ
        Bảo đảm các vấn đề (issues) của đề án được cập nhật kịp thời
        Cung cấp báo cáo tình trạng cho ban điều hành dự án về các vấn đề: tiến độ, ngân sách, ...
        Giám sát phạm vi dự án và ký tất cả các yêu cầu thay đổi phạm vi.
        Thúc đẩy tiến trình đề án và truyền đạt trình trạng cho tổ chức
    Cam kết của Ban điều hành dự án
        Cung cấp sự chỉ đạo về mục tiêu và chiến lược của công ty
        Xem xét và hiểu rõ tiến trình/tình trạng của dự án
        Hiểu rõ và nhận dạng các rủi ro chính của dự án
        Resolve business decision issues if elevated
        Xem xét thay đổi phạm vi dự án ảnh hưởng đến tiến độ và ngân sách
        Ký chấp nhận các chuyển giao của dự án

Kết Luận: Trong bài viết này chỉ nêu những điểm chính cần quan tâm, mỗi một vấn đề nêu trên có thể mở rộng thành các chuyên đề đầy lý thú để tìm hiểu xem, ERP có thể áp dụng tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam hay không? Quy mô như thế nào thì nên áp dụng ERP? Tiếp cận như thế nào? Tại sao? ... nói thì hay, .... ai cũng mê, ... nhưng nhiều Doanh nghiệp VN đã bỏ ra hàng Trăm ngàn dollar hay thậm chí hàng triệu dollar để đầu tư cho hệ thống ERP nhưng kết quả đạt được rất hạn chế, thậm chí có doanh nghiệp đã bỏ cuộc sau khi tiêu tốn biết bao tiền của vào ERP.

Hy vọng các chuyên đề sau, người viết sẽ cố gắng phân tích, đưa một số ý kiến để mọi người có tâm huyết với ERP ở VN cùng nghiên cứu để tìm ra hướng đi thích hợp cho ERP ở Việt Nam, cùng đưa doanh nghiệp VN phát triển đến tầm quản lý của khu vực và thế giới..

N.D.T _ Diễn đàn Vietgle