Các kỹ năng cần thiết của CIO thời ERP
Qua nhiều thế kỉ, sự đổi mới kĩ thuật đã thay đổi cách mà mọi người sống, vui chơi và làm việc… Do đó, các giám đốc công nghệ thông tin cần có các khả năng sau để trở thành các nhà lãnh đạo lớn về công nghệ thông tin trong tương lai nhất là đối phó với thời ERP.
Kĩ năng đầu tiên đòi hỏi các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin giỏi cần có là sự nhận biết. Thực chất, đây là khả năng nhận thấy các mối quan hệ cơ bản và hiểu được “ý nghĩa phía dưới bề mặt”.
Các nhà lãnh đạo có khả năng này có thể nhận ra các nhân tố quan trọng trong các tình huống “ầm ĩ “, thể hiện điều này với đồng nghiệp thông qua các quyết định và các cuộc thảo luận. Ngoài ra các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin cần biết ai là người quan trọng trong công ty và ngành kinh doanh của mình cùng với những vấn đề có ý nghĩa với họ.
Kiến thức kĩ thuật thường bị bỏ qua như một điều gì đó mà các CIO có thể uỷ quyền cho người khác. Tuy nhiên, vào năm 2010 các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin sẽ cần phải hiểu biết về kĩ thuật để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp một cách độc lập và tận dụng các cơ hội kĩ thuật. Một phương pháp tốt nhất để hoàn thành điều này là luôn nắm bắt các kĩ thuật và xu hướng quan trọng.
Xây dựng nền tảng : Thực ra đây không thực sự là một kĩ năng mà là năng lực. Các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin phải biết chứng tỏ tính cách cá nhân của mình. Điều này có nghĩa là nói và làm những gì được coi là đúng, không chỉ là những gì thiết thực hay những gì mà người khác muốn nghe mà thậm chí là những gì có thể mang lại rủi ro cá nhân. Nếu như không có sự tín nhiệm xuất phát từ việc thể hiện tính cách, bạn sẽ không xây dựng được nhóm làm việc công nghệ thông tin giỏi được.
Cũng như hiện nay, vào năm 2010, các giám đốc công nghệ thông tin sẽ cần các nhân viên và đối tác tận tuỵ để có thể thành công. Để làm được điều này đòi hỏi họ phải có sự thành thạo các kĩ năng quản lí “cứng” như như thiết lập các mong chờ rõ ràng về hoạt động và xử lí kiên quyết với các cá nhân yếu kém… lẫn các kĩ năng “mềm” như tổ chức ăn mừng thành công của nhóm. Đồng thời, các giám đốc công nghệ thông tin phải thúc đẩy lòng đam mê giữa các nhân viên và nhà cung cấp, xây dựng lòng nhiệt tình trong công việc.
Trong vài năm tới, tầm quan trọng của kĩ năng ảnh hưởng và thuyết phục cho các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin sẽ chỉ phát triển mà thôi. Việc lãnh đạo các nhà điều hành hiểu được hoàn toàn trò chơi có tính chất thay đổi tự nhiên như công nghệ thông tin sẽ đòi hỏi một phương pháp có kế hoạch, sẽ có các giới hạn với ảnh hưởng cá nhân của bạn. Do đó, chỉ bằng cách thuyết phục người khác ủng hộ đường lối của mình, bạn mới có thể lãnh đạo công ty đi đúng hướng trong việc sử dụng kĩ thuật của bản thân.
Tạo ảnh hưởng : Khi bạn đã có sự hiểu biết về việc công nghệ thông tin cần đi đâu và đã xây dựng nhóm của mình, bạn phải sẵn sàng để tạo lên những làn sóng mới. Vào năm 2010 các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin cần phải có vị trí cao trong công ty. Họ phải là tấm gương cho mọi người khác noi theo trong các mục tiêu chiến lược quan trọng, đồng thời phải có tính dứt khoát cao, không lưỡng lự khi cần phải ra một quyết định khó khăn.
Chắc chắn bạn sẽ gây được ảnh hưởng khi bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ mà không cần phải dựa vào các quyền lực hình thức nào cả. Sự tín nhiệm mà bạn có sẽ tạo sức nặng cho ý kiến của bạn. Một nhà lãnh đạo công nghệ thông tin giỏi sẽ cần trình bày lưu loát các nhu cầu kinh doanh chưa được tuyên bố và hướng dẫn công ty tới các giải pháp và hành động tốt hơn, khéo léo thách thức vị trí của các đồng nghiệp khi cần thiết. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin phải biết không được nản lòng. Khi có khó khăn họ phải biết nhấn mạnh tới giải pháp chứ không phải là các chướng ngại vật, là người phát triển các phương pháp vượt qua các trở ngại.
Cuối cùng, đối với các nhà nhà lãnh đạo công nghệ thông tin hiện nay, mục tiêu cho tương lai thật rõ ràng : phát triển điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của mình. Mỗi cá nhân cần phải tự chịu trách nhiệm trong việc cải thiện các kĩ năng lãnh đạo của mình nếu như họ chuẩn bị trở thành một tác nhân thay đổi thật sự.
Tuy nhiên theo quan điểm trong ERP thì Giám đốc CNTT đóng một vai trò khá quan trọng chứ không mang tính quyết định của dự án ERP. Do đó có một số DN sai lầm khi nghĩ rằng ERP là việc của Giám đốc CNTT. Họ có thể nắm công nghệ nhưng tất cả các quy trình trong ERP cần phải có một người biết sâu về quy trình luân chuyển và cả công nghệ. Giám đốc CNTT cần là người như thế.
(Sưu tầm)